Tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết 10 tháng, toàn thành phố có 16.855 công trình xây dựng. Số công trình vi phạm trật tự xây dựng là 891, chiếm 5,33%. Theo Báo cáo của đại diện Sở Xây dựng, con số này đã giảm đáng kể so với 2.469 công trình năm 2016 và 1.916 năm 2017.
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cũng nhận định, trên toàn địa bàn thủ đô, cơ bản không để xảy ra các công trình vi phạm bức xúc, nghiêm trọng, vi phạm sâu.
Cũng trong phiên thảo luận, ông Lê Văn Dục cho hay trong năm 2018, Sở Xây dựng đã tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc như: cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.
Theo đó, hiện tỷ lệ cấp nước sạch đô thị đạt 98-100%. Năm 2019, tình hình cấp nước đô thị sẽ tốt hơn do có thêm nguồn 30.000 m3/ngày đêm của Nhà máy nước sạch Hà Đông và 70.000 m3/ngày đêm của Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì.
Tỷ lệ công trình vi phạm trật tự xây dựng giảm từ 10,9% năm 2017 xuống còn 5,33% năm 2018. Ảnh minh họa: Lâm Tùng.
Đối với cấp nước sạch nông thôn, từ đầu năm 2016, tỷ lệ hộ dân nông thôn của TP được sử dụng nước sạch đạt 36%, đến nay, tăng lên 55,5%. Hiện tại, với 34 dự án và 23 nhà đầu tư các dự án nước sạch bằng phương thức xã hội hóa, sau khi hoàn thành thì sẽ cấp nước sạch cho khu vực nông thôn đạt 94%.
Về vệ sinh môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng đánh giá tình hình vệ sinh môi trường sau đấu thầu đã tốt hơn, nhưng vẫn còn rác tồn đọng. Tới đây, Sở Xây dựng sẽ cùng các quận, huyện tiếp tục kiểm tra, chỉ ra những nhà đầu tư không đáp ứng tiêu chí hồ sơ đấu thầu để thay thế. Đặc biệt, các điểm thu gom, xử lý rác tập trung của Thành phố cũng chỉ đáp ứng công suất đến giữa năm 2020, nên vấn đề là phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao.
Giám đốc Sở Xây dựng đề nghị, hiện nay, công nghệ, mặt bằng đã có, các huyện cần vào cuộc chủ động hơn để chậm nhất đến cuối năm 2020 đưa vào hoạt động Nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm tại Xuân Sơn và 4.000 tấn/ngày đêm tại Nam Sơn.
Quyết định xây 2 trụ sở của nhà bán lẻ khổng lồ Amazon đã gây tranh cãi và gặp nhiều phản ứng dữ dội do các ưu đãi được cung cấp bởi thành phố và tiểu bang.Tuy nhiên, sau thông tin trên, bất động sản khu vực bờ sông Queens trở nên "nóng". Một làn sóng cư dân được cho là sẽ xuất hiện để có thể tranh thủ thời cơ trước động thái sắp tới của Amazon.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội rà soát, phân loại và đề xuất thành phố chỉ đạo xử lý các hồ sơ còn sót lại về mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước trong khu phố cổ.
Sự phục hồi của BĐS kể từ năm 2015 đến nay cho thấy đôi lúc những nhịp điều chỉnh của thị trường, nhưng lại là một tín hiệu tích cực trong dài hạn. Những động thái gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài, cho thấy BĐS Việt Nam vẫn rất tiềm năng đối với họ.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong liên quan đến tình hình thực hiện cũng như hướng xử lý các dự án trên địa bàn TP.HCM.